Tel: (+84) 912 052 866 (+84) 04 3551 0669

Tháp tản nhiệt Cooling Tower  

Đăng ngày : 20-05-2017 10:36:45 GMT +7

THÁP GIẢI NHIỆT - COOLING TOWER

 

Tháp giải nhiệt – Cooling tower

Nước làm mát được sử dụng cho các thiết bị điều hoà không khí, các quá trình sản xuất hoặc phát điện. Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển.Tháp tản nhiệt giúp làm mát đáng kể lượng nước còn lại trong tháp nhờ sự bay hơi của lượng nước thoát ra ngoài thải vào khí quyển. Sử dụng tháp tản nhiệt thì việc hạ nhiệt độ của nước sẽ tốt hơn so với các thiết bị sử dụng không khí để hạ nhiệt, giống với bộ tản nhiệt của ô tô vì vậy sử dụng tháp tản nhiệt sẽ giúp tiết kiệm về  mặt năng lượng và chi phí.

 

1.2  Các bộ phận của tháp giải nhiệt


Các bộ phận chính của một tháp giải nhiệt bao gồm một khung và thân tháp, khối đệm, bể nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt. Những bộ phận này được miêu tả dưới đây.1
Khung và thân tháp:  Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn, như các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.
Khối đệm: Hầu hết các tháp đều có khối đệm (làm bằng nhựa hoặc gỗ) để hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại khối đệm:
Khối đệm dạng phun: nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé thành những giọt nhở hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ.
Khối đệm màng: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc các loại khác. Loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn và tạo ra mức trao đổi nhit tương tự với lưu lượng nhỏ hơn so với khối đệm dạng phun.


Bể chứa nước lạnh: Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp. Bể thường có một bộ phận thu nước hoặc một điểm trũng để nối xả nước lạnh. Với rất nhiều thiết kê tháp, bể nước lạnh được đặt ngay dưới khối đệm. Tuy nhiên, ở các thiết kế đối lưu ngược dòng, nước ở đáy khối đệm được nối với một vành đai đóng vai trò như bể nước lạnh. Quạt hút được lắp dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này, tháp được lắp thêm chân, giúp dễ lắp quạt và động cơ .

Tấm chắn nước:  Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển.
Bộ phận khí vào: Đây là bộ phận lấy khí vào tháp. Bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp (thiết kế dòng chảy ngang) hoặc đặt phía dưới một phía hoặc dưới đáy tháp (thiết kế dòng ngược).
Cửa không khí vào: Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Rất nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí.
Vòi phun: Vòi phun nước để làm ướt khối đệm. Phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt khối đệm. Vòi có thể được cố định hoặc phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc vòi có thể là một bộ phận của dây chuyền quay như thường gặp ở một số tháp giảin nhiệt đối lưu ngang.
Quạt: Cả quạt hướng trục (quạt đẩy) và quạt ly tâm đều được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp. Tùy theo kích thước, có thể sử dụng quạt đẩy cố định hay độ nghiêng cánh biến đổi. Quạt với cánh nghiêng điều chỉnh không tự động được sử dụng trong dải kW rộng vì quạt có thể được điều chỉnh để luân chuyển lưu lượng khí mong muốn ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Cánh nghiêng biến đổi tự động có thể thay odỏi lưu lượng khí theo điều kiện tải thay đổi.

 

2. CÁC LOẠI THÁP GIẢI NHIỆT


Phần này nói về các loại tháp giải nhiệt: tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp giải nhiệt đối lưu cơ học.


2.1  Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên


Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên hay còn gọi là tháp giải nhiệt hypebol sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí môi trường xung quanh và không khí nóng hơn trong tháp. Khi không khí nóng chuyển dịch lên phía trên trong tháp (do không khí nóng tăng), không khí mát mới đi vào tháp qua bộ phận khí vào ở đáy tháp. Không cần sử dụng quạt và không có sự luân chuyển của không khí nóng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất nhờ sơ đồ bố trí của tháp. Vỏ tháp chủ yếu làm bằng bê tông, cao khoảng 200 m. Những tháp giải nhiệt này thường chỉ dùng cho nhu cầu nhiệt lớn vì kết cấu bằng bê tông lớn đắt tiền.

Có hai loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên chính:
– Tháp dòng ngang : không khí được hút dọc theo nước đang rơi và khối đệm đặt bên ngoài tháp

– Tháp ngược dòng: không khí được hút qua nước đang rơi và khối đệm được đặt trong tháp, dù thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể

                                            thap-doi-luu-dong-ngang

                                                                   Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngang

 

                                                   thap-doi-luu-nguoc

                                                                       Tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngược

 

2.2  Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học


Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học là dạng tháp được bố trí các quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Nước được thấm qua các khối đệm làm cho thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí tăng lên giúp quá trình tản nhiệt diễn ra tốt hơn. Hiệu quả của tháp đối lưu cơ học phụ thuộc các yếu tố như đường kính quạt và tốc độ hoạt động, khối đệm trở lực của hệ thống.

Tháp đối lưu cơ học hiện nay sẵn có với dải công suất rất rộng. Tháp có thể được xây tại nhà máy hoặc cánh đồng – ví dụ như các tháp bằng bê tông chỉ được xây ở cánh đồng
Rất nhiều tháp được xây dựng theo cách có thể hoạt động cùng nhau để đạt được công suất mong muốn. Vì vậy rất nhiều tháp giải nhiệt được nối với nhau gồm từ hai tháp riêng lẻ trở lên, gọi là “ô” Số lượng ô, v.d tháp gồm 8 ô là để chỉ loại tháp này. Các tháp nhiều ô có thể theo hàng, vuông hoặc tròn phụ thuộc vào hình dạng của ô và tuỳ theo phần lấy khí vào được đặt ở bên cạnh hay đáy của ô.
Có ba loại tháp đối lưu cơ học như tóm tắt trong bảng

 

Bạn đang có nhu cầu thi công hệ thống điều hòa trung tâm AHU, VRV, CHILLER, tháp tản nhiệt Cooling Tower. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.



THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Tel: 04.3551.0669

 

Phone: 0912.052.866


Address: 1F, A building, 301 Nguyen Trai St., Thanh Xuan Ward, Hanoi

 

Đánh giá trên Facebook

Tin Liên Quan

Ai cũng nên biết: Quạt thông gió phải lắp kèm điều hòa
Thi Công Các Hệ Thống Utility Khác (LPG, Khí nén)
Cách lựa chọn công suất điều hòa phù hợp
Thi công điều hòa trung tâm
Thiết kế & Thi công điều hòa thông gió
To Top